Tuy nhiên thực tiễn tại Việt Nam thì đa phần chúng ta sản xuât bao bì theo hình thức thủ công đó chính là tận dụng lao động lúc nông nhàn để tiến hành các thao tác bằng tay để gập, căt, dán những mẫu bao bì đó, nên hiệu suất làm việc không cao, chất lượng sản phẩm không đồng nhất.
Hiện nay, khuôn bế được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp cần đến in ấn và chế tạo bao bì, tem mác. Tuy nhiên thực tiễn tại Việt Nam thì đa phần chúng ta sản xuât bao bì theo hình thức thủ công đó chính là tận dụng lao động lúc nông nhàn để tiến hành các thao tác bằng tay để gập, căt, dán những mẫu bao bì đó, nên hiệu suất làm việc không cao, chất lượng sản phẩm không đồng nhất.
Do vậy việc sử dụng khuôn bế thủ công là hình thức cơ giới hóa, giải phóng một phần nào sức lao động cho con người. Khác với việc sử dụng những hệ thống máy in, máy tự động hiện đại, tự thao tác trong các công đoạn thì sử dụng khuôn bế thủ công người sản xuất vẫn phải tiến hành bằng tay ở một số thao tác.
Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình và kỹ thuật chế tạo khuôn bế thủ công nhé. Việc đầu tiên cho sản xuât khuôn bế thủ công đó chính là lên hình bao bì bằng việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator, Corel, Freehand… với độ chính xác cho các thông số về độ dài, góc bo… tuy nhiên các thao tác tính toán vẫn còn xử lý bằng tay.
Thợ làm khuôn sau khi có phim định hình phải chờ tờ vỗ bài có khung định hình tới thì mới xếp thử, canh chỉnh, vẽ lại tờ phim theo tờ vỗ bài trước và sau khi bế (co giãn bao nhiêu so với ban đầu, chừa giấy bao nhiêu để gấp hộp được…). Khuôn bế thủ công phải đảm bảo chính xác về sự tính toán để khi lên hình bao bì không bị sai lệch so với thiết kế.
Với đặc điểm thiêt kế khuôn bế là sử dụng ngay, không có chuyện thiết kế riêng mẫu khuôn bế để thử nghiệm các tính năng cũng như mẫu mã của bao bì do vậy người thiêt kế và đo vẽ khuôn phải có tay nghề cao, nói theo từ chuyên dùng là quen tay thì mới có thể tạo ra sản phẩm theo đúng ý khách đặt hàng được.